Thi Công Hệ Thống Mạng Lan/Wifi Nội Bộ

Thi Công Hệ Thống Mạng Lan/Wifi Nội Bộ

Nhà sản xuất :

Xuất xứ :

Tình trạng : Đang có hàng

Giá: Liên hệ

Hotline
  • Thông tin sản phẩm
  • Thông số kỹ thuật
  • Thông tin thương hiệu

Mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN

Mạng LAN ra đời để phục vụ nhu cầu sử dụng internet của mỗi tổ chức hay cá nhân, gia đình. Đây là một đường mạng dùng để cắm vào các thiết bị như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, tivi thông minh,... nhằm mục đích giúp các thiết bị có kết nối mạng internet nhanh chóng và dễ dàng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN như thế nào, bài viết sau đây các chuyên gia của GS Tech Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thông tin về mạng LAN.

ml2

1.    Mạng LAN là gì?

Mạng LAN hay mạng máy tính cục bộ là viết tắt của từ Local Area Network, là một hệ thống mạng cục bộ cho phép các thiết bị như: máy tính PC, máy in, tivi thông minh, smartphone, máy tính bảng, máy scan,... ở gần nhau có thể kết nối, giao tiếp với nhau để cùng chia sẻ thông tin, dữ liệu và làm việc.

Đặc điểm của mạng LAN:

Mạng LAN kết nối các thiết bị với nhau thông qua hệ thống mạng không dây (Wifi/ Wireless) hoặc các sợi cáp mạng LAN (cable).

Phạm vi không gian ứng dụng của mạng LAN hẹp, ở trong một phạm vi giới hạn nhất định, thường là trong các không gian nhỏ như: văn phòng làm việc, trường học, toà nhà, nhà riêng,... Chính bởi vì vậy nên mạng LAN được gọi là mạng nội bộ hay mạng cục bộ.

Mạng LAN yêu cầu cáp Ethernet và thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 cùng với các thiết bị có thể kết nối và giao tiếp bằng Ethernet. Các mạng LAN lớn hơn gồm bộ chuyển mạch hoặc bộ định tuyến Router Lớp 3.

Mạng LAN có tầm ảnh hưởng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Mạng LAN ra đời chính là cầu nối giúp các thiết bị có thể sử dụng được mạng internet.

ml3

Không chỉ vậy, mạng LAN còn giúp các thiết bị như: máy in, máy scan,... kết nối với máy chủ thực hiện chức năng chia sẻ dữ liệu. Bên cạnh đó, khi thiết lập hệ thống mạng LAN còn có khả năng tạo tường lửa bằng phần cứng, nâng cao tính bảo mật đảm bảo dữ liệu được bảo vệ an toàn nhất.

2.     Cổng mạng LAN (RJ45) trên máy tính, laptop là gì?

Hiện nay, mạng LAN đang càng ngày càng phát triển, cổng mạng LAN RJ45 đang là cổng mạng phổ biến nhất khi kết nối cáp mạng hiện nay, tích hợp trong nhiều thiết bị bên cạnh kết nối không dây.
conglanrj45trenmaytinh

Bạn hẳn đã từng nghe tới cổng kết nối cáp mạng RJ45 trên laptop, còn trên máy tính là cổng mạng LAN hay cổng LAN. Cổng mạng LAN RJ45 (Registered Jack 45) chính là cổng kết nối mạng Ethernet được cấu tạo bởi hạt mạng RJ45 và dây cáp mạng RJ45, mục đích để tạo nên một bộ dây cáp mạng có khả năng truyền tải giúp thiết bị được kết nối có thể truy cập Internet chất lượng cao. Thông qua cổng mạng RJ45 các thiết bị máy tính, laptop, tivi,... có thể truy cập internet nhanh chóng thông qua cổng Ethernet.

3.    Các loại kết nối trong mạng LAN

Mạng LAN có có 2 loại kết nối chính là mạng LAN có dây Ethernet và mạng LAN không dây WiFi.

3.1.       Mạng LAN có dây

Mạng LAN có dây (Wired LAN) là mạng LAN sử dụng thiết bị chuyển mạch và sợi cáp Ethernet để kết nối các thiết bị với nhau. Ethernet cho phép các máy tính giao tiếp với nhau.Khi này, các mạng LAN có thể kết nối truy cập với nhau tạo thành một mạng lưới mạng rộng lớn hơn gọi là WAN (Wide Area Network) và khi cần giao tiếp với nhau, các thiết bị kết nối với 1 hay nhiều bộ định tuyến Router.

ml31

Đối với các doanh nghiệp nhỏ: có ít thiết bị, mạng LAN có dây thường sẽ bao gồm luôn bộ chuyển mạch LAN không được quản lý với đủ cổng Ethernet để kết nối, giao tiếp với tất cả các thiết bị.

Đối với các doanh nghiệp lớn: lên tới hàng nghìn thiết bị sẽ yêu cầu các bước cấu hình. Đồng thời cũng yêu cầu các thiết bị được kết nối sở hữu phần cứng mạnh mẽ để mạng được hoạt động tối ưu nhất.

Hiện nay trên một số thiết bị mạng mới và hiện đại hỗ trợ thêm mạng LAN ảo (VLAN) giúp phân chia lưu lượng truy cập vừa dễ quản lý vừa mang tới trải nghiệm dùng mạng ổn định và mượt mà nhất.

3.2.       Mạng LAN không dây

Mạng LAN không dây nghĩa là mạng sử dụng tiêu chuẩn IEEE 802.11 để truyền dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối và mạng bằng phổ không dây với nhau.

mangwifikhongday

Để thiết lập mạng LAN không dây có thể dùng cổng kết nối không dây (Wireless) và được gọi chung là WLAN (Wireless Local Area Network), hay đơn giản thường gọi là Wifi - 1 khái niệm rất quen thuộc trong đời sống. Mạng WiFi thường sử dụng sóng vô tuyến ở băng tần 2.4GHz và 5GHz để kết nối các thiết bị.

Tại những khu vực khó đi dây hay cần sự gọn gàng thì mạng LAN không dây sẽ được ưu tiên hơn so với mạng LAN có dây. Bởi nó được đánh giá cao bởi tính

linh hoạt và tiết kiệm chi phí, thời gian vì không phải đi dây trong toàn bộ toàn nhà. Hiện nay, tại các công ty mạng LAN không dây được đánh giá như một phương tiện kết nối chính.

4.    Cách hoạt động và các thành phần của mạng LAN

Hệ thống mạng LAN khá đa dạng thành phần, để tạo được 1 mạng LAN nội bộ yêu cầu các thành phần cụ thể như sau:
manglanlagi

Máy chủ (Server): Trong hệ thống mạng, máy chủ đóng vai trò là thiết bị trung tâm giữ chức năng chia sẻ thông tin tới các máy trạm. Trong trường hợp mang LAN ngang hàng với nhau, không có máy chủ Server và máy khách thì tất cả các thiết bị đều hoạt động bình đẳng với nhau.

Máy khách/ máy trạm (client): Thành phần này bao gồm các thiết bị như: laptop, PC, smartphone,... Các thiết bị này sẽ kết nối mạng và dữ liệu với nhau, chịu dưới sự quản lý của máy chủ.

Card mạng NIC (Network Interface Card): Card mạng NIC là cổng ghép nối máy tính với  cable. Chức năng chính của card mạng là cung cấp, truyền thông tin mạng cho máy tính, giúp thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị dùng trong hệ thống LAN. Hiện nay, card mạng được tích hợp sẵn trong laptop.

Cáp mạng (cable): Đây là phần cứng mạng thường được làm từ hợp kim hoặc kim loại. Chức năng chính là truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống.

Repeater: Đây là bộ mở rộng wifi, nhiệm vụ chính là mở rộng vùng phủ sóng wifi. Bên cạnh đó còn có chức năng giới hạn đường truyền trong hệ thống mạng cục bộ trong khoảng 100m. Hiện nay có 1 số Repeater có khoảng cách được mở rộng hơn.

Bộ định tuyến (router): Đây là thiết bị mạng có chức năng chuyển tiếp các gói dữ liệu giữa các thiết bị với nhau. Hiểu một cách đơn giản thì router sẽ giúp chia sẻ mạng từ thiết bị này tới nhiều thiết bị khác trong cùng 1 lớp mạng duy nhất.

Bộ chuyển mạch (switch): Switch là thiết bị chuyển mạng có nhiều cổng hơn, giúp truyền dữ liệu, hỗ trợ liên kết nhiều segment lại với nhau.

Hub: Về cơ bản Hub có chức năng gần giống với repeater, nhưng hub có nhiều cổng ra hơn. Chức năng của Hub là giúp khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác.

Cầu nối (bridge): Đây là cầu nối làm chức năng gắn kết nhiều mạng LAN lại với nhau. Từ đó tạo nên một hệ thống mạng LAN lớn hơn.

Cổng giao tiếp (gateway): Là phương tiện cho phép kết nối 2 loại giao thức với nhau. Tại đây chúng có thể trao đổi thông tin trong các hệ thống máy tính khác nhau hay trên cùng một máy tính.

5.    Công dụng của mạng LAN

Mạng LAN là mạng cục bộ mà bất kỳ tổ chức/ cá nhân nào cũng đều cần. Trong cuộc sống hiện đại, mạng LAN có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn bởi nó giúp các thiết bị sử dụng được mạng internet một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Một số các công dụng tiêu biểu của mạng LAN có thể kể đến như:

Mạng LAN là cầu nối quan trọng để giúp các thiết bị như: máy tính, điện thoại, laptop, tablet.. sử dụng được mạng internet bất kỳ lúc nào. Từ đó, người dùng có thể vào mạng để tra cứu thông tin, chơi game, nghe nhạc, xem phim,...

Mạng LAN giúp các thiết bị như: máy in, máy scan,... kết nối và chia sẻ với nhau. Đồng thời mạng LAN cũng giúp điều khiển máy in.

Mạng LAN cho phép chia sẻ dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác khi thiết bị cùng bật chế độ chia sẻ. Điều này giúp linh hoạt hơn cho người dùng khi muốn chia sẻ tài nguyên.

Mạng LAN nếu như thiết lập đúng người dùng có thể tạo được tường lửa bằng phần cứng. Từ đó tăng tính bảo mật giúp dữ liệu được bảo vệ ở mức độ cao và an toàn hơn. Mạng LAN giúp bảo mật các thiết bị bằng công cụ bảo mật hiện đại nên đặc biệt thích hợp sử dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc gia đình muốn bảo mật cao.

Mạng LAN giúp cho quá trình sao lưu, quản lý dữ liệu được an toàn nhất. Mạng LAN cung cấp cho người dùng một hệ thống bảo mật tập trung tối ưu, kiểm soát chặt chẽ các truy cập vào hệ thống.

Các thiết bị cùng hoạt động trong một LAN có thể cùng sử dụng chung các ứng dụng trong hệ thống. Mạng LAN có khả năng chịu lỗi, giảm thời gian chết cho doanh nghiệp hiệu quả.
Hãy liên hệ Hotline: 0988289404 hoặc 0794030648 để được tư vấn báo giá và thi công trọn gói về Hệ thống mạng lan giá tốt nhất.

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm đã xem

Translate »
Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0988289404 Hỗ trợ trực tuyến khu vực Hà Nội 0988289404